Công an xã

 

1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Công an xã

Công an xã, theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Pháp lệnh Công an xã năm 2008, được hiểu là một trong những lực lượng thuộc hệ thống tổ chức của Công an nhân dân, và được xác định là lực lượng vũ trang bán chuyên trách, là lực lượng cơ sở đóng vai trò nòng cốt trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm, giữ vững an ninh trật tự. an toàn xã hội, bảo vệ an ninh Tổ Quốc trên địa bàn xã, phường, thị trấn.

Chức năng của công an xã:

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Pháp lệnh Công an xã năm 2008, Công an xã có các chức năng sau:

     Tham mưu cho cấp chính quyền địa phương cấp xã (cấp ủy Đảng, Ủy ban nhân dân cùng cấp) về công tác đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn toàn xã, nhằm mục đích đề ra được những chủ trương, chính sách, biện pháp phù hợp với nội dung bảo vệ an ninh trật tự trên địa bàn.

     Quản lý về công tác an ninh – trật tự, phổ biến, nắm bắt và thực hiện các biện pháp phòng chống tội phạm; xác minh, tiếp cận và hỗ trợ điều tra các vi phạm pháp luật về an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã.

Nhiệm vụ, quyền hạn của công an xã:

Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Pháp lệnh Công an xã năm 2008, được hướng dẫn bởi Chương 2 Thông tư 12/2010/TT-BCA, Công an xã có những nhiệm vụ, quyền hạn như sau:

     Tiếp cận, nắm bắt tình hình an ninh, trật tự trên địa bàn xã; đồng thời tiếp nhận các tin báo, tin tố giác về tội phạm; phân loại, xử lý các vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Đồng thời, trên cơ sở đó, đề xuất những chủ trương, chính sách, biện pháp đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn.           Là lực lượng nòng cốt trong việc xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; tuyên truyền, phổ biến các chủ trương chính sách pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội; kiểm tra, đôn đốc, vận động người dân thực hiện đúng các quy định về đấu tranh phòng chống tội phạm, chính sách pháp luật trên địa bàn.

     Tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp xã, phối hợp thực hiện việc quản lý, giáo dục những đối tượng bị hình phạt quản chế, bị phạt cải tạo không giam giữ, người được hưởng án treo cư trú tại địa phương, quản lý người sau cai nghiện ma túy, người chấp hành án phạt tù hay người được đặc xá phải bị quản chế thêm.

     Phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội; bảo vệ tài sản, tính mạng của tổ chức, cá nhân, đảm bảo an ninh trên địa bàn toàn xã.

     Quản lý cư trú, chứng minh nhân dân và các giấy tờ đi lại khác trên địa bàn toàn xã; đồng thời giải quyết các thủ tục hành chính về cư trú như đăng ký tạm trú, đăng ký hộ khẩu, chuyển hộ khẩu…. Công an cấp xã có quyền kiểm tra hành chính và thực hiện việc tuần tra kiểm soát an ninh trong địa bàn xã phường, thị trấn

     Quản lý vật liệu nổ, vũ khí, công cụ hỗ trợ; thực hiện các quy định về phòng cháy chữa cháy; bảo vệ môi trường; kiểm tra, quản lý an ninh trật tự đối với một số hoạt động kinh doanh có yêu cầu về quản lý trật tự trên địa bàn phạm vi xã theo sự phân cấp của cơ quan có thẩm quyền.

     Phối hợp bắt giữ người phạm tội bị bắt quả tang, kiểm tra, thu thập giấy tờ tùy thân, vũ khí, hung khí, tang vật trong vụ việc bắt quả tang; bảo vệ hiện trường, cấp cứu nạn nhân, điều tra sơ bộ, báo cáo cho cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh. Đồng thời, tổ chức truy tìm, bắt người vi phạm pháp luật lẩn trốn trên địa bàn; và dẫn người bị bắt lên cơ quan công an cấp trên trực tiếp (cụ thể Công an quận, huyện).

     Huy động người, phương tiện trong trường hợp cấp thiết để cứu hộ, cứu nạn, đuổi bắt người phạm tội bắt quả tang, người bị truy nã.

     Xử phạt hành chính đối với những hành vi vi phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của Công an xã; lập hồ sơ để đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đối với người vi phạm pháp luật trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật.

     Tham gia công tác tuyển sinh, tuyển dụng vào lực lượng vũ trang nhân dân (ví dụ sơ tuyển nghĩa vụ quân sự, tham gia công an nhân dân); diễn tập thực hiện các nội dung về an ninh quốc phòng, phòng chống thiên tai.

     Được yêu cầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân hỗ trợ phối hợp, cung cấp thông tin về các vấn đề an ninh quốc phòng.

2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng Công an xã

Như đã phân tích ở trên, Công an xã là một lực lượng quan trọng trong công tác phòng, chống tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội. Việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Công an xã được thực hiện dưới sự điều hành, phân công của Trưởng công an xã. Vậy chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng Công an xã được xác định như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Pháp lệnh Công an xã năm 2008, Trưởng Công an xã có trách nhiệm, chức năng, nhiệm vụ như sau:

     Tổ chức thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn của Công an xã theo quy định của pháp luật. Theo đó, Trưởng Công an xã có quyền phân công Phó trưởng Công an xã, và các công an viên thực hiện những nhiệm vụ của cơ quan Công an xã trên phạm vi địa bàn xã, phường.

     Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Ủy ban nhân dân cấp xã, Công an cấp trên trực tiếp về hoạt động của Cơ quan Công an xã.

Như vậy, có thể thấy, Công an cấp xã là lực lượng nòng cốt cấp cơ sở trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn xã, phường, thị trấn. Đây cũng là lực lượng “gần” với nhân dân nhất; có khả năng tiếp cận và bám sát địa bàn một cách nhanh nhất, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền và phổ biến pháp luật.

Nhiệm vụ của công chức Địa chính - nông nghiệp - xây dựng - đô thị và môi trường cấp xã, phường được quy định tại Điều 6 Thông tư 06/2012/TT-BNV hướng dẫn chức trách tiêu chuẩn nhiệm vụ công chức xã, cụ thể như sau:

Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong các lĩnh vực: Đất đai, tài nguyên, môi trường, xây dựng, đô thị, giao thông, nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ

+ Thu thập thông tin, tổng hợp số liệu, lập sổ sách các tài liệu và xây dựng các báo cáo về đất đai, địa giới hành chính, tài nguyên, môi trường và đa dạng sinh học, công tác quy hoạch, xây dựng, đô thị, giao thông, nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn theo quy định của pháp luật;

+ Tổ chức vận động nhân dân áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, bảo vệ môi trường trên địa bàn cấp xã;

+ Giám sát về kỹ thuật các công trình xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp xã;

+ Chủ trì, phối hợp với công chức khác thực hiện các thủ tục hành chính trong việc tiếp nhận hồ sơ và thẩm tra để xác nhận nguồn gốc, hiện trạng đăng ký và sử dụng đất đai, tình trạng tranh chấp đất đai và biến động về đất đai trên địa bàn; xây dựng các hồ sơ, văn bản về đất đai và việc cấp phép cải tạo, xây dựng các công trình và nhà ở trên địa bàn để Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định hoặc báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật.

Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao.

Trên đây là nội dung câu trả lời về nhiệm vụ của công chức Địa chính - nông nghiệp - xây dựng - đô thị và môi trường cấp xã. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 06/2012/TT-BNV.