Giới thiệu chung Xã Vũ Vân, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình
Ngày 24/04/2020

Xã Vũ Vân, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình là một xã nằm sát ven sông Hồng thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng. Là xã cuối huyện Vũ Thư nằm về phía Đông Nam, cách trung tâm thành phố Thái Bình khoảng gần chục km. Vũ Vân là một trong những xa xa so với trung tâm huyện và tỉnh, có địa hình bằng phảng với độ cao trung bình khoảng 9m so với mực nước biển.

Về địa giới hành chính:

  • Phía Đông giáp với xã Vũ Thắng và xã Vũ Hoà, huyện Kiến Xương.
  • Phía Tây giáp xã Việt Thuận.
  • Phía Nam giáp sông Hồng bên kia sông là xã Xuân Thành, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định.
  • Phía Bắc giáp xã Vũ Vinh.

Vũ Vân là xã thuần nông, chủ yếu là trồng lúa nước, và trồng hoa màu kết hợp với sản xuất vụ đông và chăn nuôi. Đặc biệt xã còn có một bãi bồi giữa sông Hồng (bãi Bơn) để nhân dân trồng hoa màu. Xã có diện tích đất tự nhiên là 704,74ha; dân số 7235 người, xã được phân bổ thành 06 đơn vị thôn đó là: Tiền Phong, Nhân Bình, Quang Trung, Việt Thắng, Thái Sa và thôn Cộng Đồng. Trên địa bàn xã có 01 cơ quan Bệnh viện Da liễu Thái Bình cơ sở II, xã có 1 làng chài Thủy Cơ với dân số là 258 khẩu sống bằng nghề đánh bắt cá.

Xã có quỹ đất cấy lúa trên 210 ha, bình quân ruộng đất ở mức thấp của huyện (1,1 sào/khẩu). Xã có Bến phà Sa Cao hàng ngày vận chuyển các loại xe ôtô, và xe máy, xe đạp qua sông Hồng sang Nam Định. Đây là nơi giao lưu buôn bán hàng hoá lớn của cả vùng.

Xã có con đê Hồng Hà chạy ngang dài 2,5 km qua cắt với đường tỉnh 454 là tuyến đường quan trọng của tỉnh Thái Bình, chạy qua xã Vũ Vân với chiều dài hơn 1,5 km, con đường nối liền giữa hai huyện của tỉnh Thái Bình là Vũ Thư và Kiến Xương qua bến đò cát sang Nam Định. Xã có những cánh đồng là bờ xôi ruộng mật như cánh Đồng Múc, Xóm May, Đồng Kênh, Bãi Mầu...

Đời sống chủ yếu của nhân dân trong xã là sản xuất nông nghiệp, ngành nghề phụ ít phát triển, cơ cấu nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao, đời sống kinh tế còn rất nhiều khó khăn, hàng năm còn chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai, lũ bão. Trong xã hiện có 01 trang trại lớn và hơn 70 gia trại vừa và nhỏ, chưa có làng nghề, dịch vụ kém phát triển.

Trong năm qua được sự quam tâm của Đảng ủy, UBND xã, sự phối kết hợp của các cấp, các ngành, các cơ sở thôn, các nhà trường nên hoạt động của trung tâm có nhiều thuận lợi, phương hướng hoạt động chủ yếu tập trung vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, gia súc gia cầm và nuôi trồng thủy hải sản. Được sự quan tâm của các đơn vị, doanh nghiệp, công ty nên đã mở được nhiều lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nhân dân trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Trung tâm đã chủ động phối hợp với các ban ngành, đoàn thể chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nhân dân, năng xuất lao động được tăng cao. Đời sống của nhân dân được cải thiện, kinh tế địa phương ngày càng được phát triển.

Trên địa bàn xã hiện có các các công trình kiến trúc lịch sử văn hóa, tôn giáo như:

  • Đình làng Vân Môn (Thôn Tiền Phong) là ngôi đình mới được khôi phục năm 2006 và được cấp bằng di tích lịch sử quốc gia năm 2021. Đình thờ Tây Hải đại vương và Nam Hải đại vương. Lễ hội Đình làng được tổ chức hàng năm vào ngày mùng 4 và mùng 5 tháng Giêng âm lịch.
  • Miếu Ông Đô thuộc thôn Tiền Phong thờ Đô tướng quân được xây dựng khoảng thế kỷ 18, mới được trùng tu lại năm 2008. Hàng năm cứ mùng 5 tết là tổ chức lễ hội cầu an cho dân làng.
  • Chùa Vân Long (thôn Tiền Phong) là ngôi chùa mới được khôi phục và xây dựng năm 1976.
  • Chùa Văn Môn tại thôn Cộng Đồng hàng năm tổ chức nhiều lễ lớn như Lễ phật đản, cầu siêu, … là nơi sinh hoạt tâm linh của rất nhiều phật tử.
  • Nhà thờ Giáo họ Đông Thọ Giáo xứ Thái Sa Giáo hạt Kiến Xương xây dựng năm 1935 trùng tu lại từ năm 2011.
  • Cây cổ thụ nổi tiếng Đa Đông Đống, cây đã có hàng trăm năm tuổi (là biểu tượng của nhân dân anh hùng).
  • Nhà thờ giáo xứ Thái Sa thành lập năm 1917 thuộc giáo hạt Kiến Xương, giáo phận Thái Bình.
  • Ngoài ra xã còn có hàng chục miếu, từ đường của các dòng họ.
Tập tin đính kèm